Lý Triều Bá Đạo Phò Mã
Chương 394: Thăng Long phát triển cấp tốc

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Bố Chính hiện tại đã là nơi sản sinh của những phát minh, tuy không hẳn là cái gì đột phá nhưng rất thiết thực.

Ví như thuyền 8m và thuyền 15 m gắn động cơ cơm chân vịt.

Nhóm dỗi hơi Bố Chính đã cho ra lò những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên.

Thuyền Carrack chân vịt chưa thể hiện hết sức mạnh, vì tỉ lệ cánh quạy/ trọng lượng vẫn nhỏ. Không thể nâng cánh chân vịt quá lớn sẽ gây cản trở mắc cạn, còn chân vịt trung bình muốn tăng tốc thì phải phụ thuộc tốc độ quay. Mà tốc độ quay máy móc chạy bằng cơm luôn có giới hạn cho nên cảm giác thuyền chân vịt Carrack chạy không nhanh hơn quá nhiều thuyền chèo.

Xin nhầm lẫn nặng.

Chèo thuyền luôn có rất nhiều năng lượng thất thoát

Một nửa cung chèo là trên không khí, tuy chỗ này không có mất bao lực nhưng tóm lại vẫn là mất. Ma sát thân mái chèo cùng thành thuyền là có và không ít. Thứ đến nỗi lần mái chèo va chạm nước cần xoay để tránh va đập phản lực, nhưng kể cả xoay phản lực vẫn có cho nên chèo thuyền rất tốn sức nhất là chạy tốc độ cao.

Nhưng chân vịt hệ thống máy chạy bằng cơm có rất nhiều ưu điểm.

Đầu tiên là lực cản ma sát của chân vịt cùng nước so với cả chục mái chèo là ít hơn rất nhiều.

Máy móc nhiều bánh răng, ổ trục , dây xích cảm tưởng sẽ có nhiều ma sát? Ma sát là có nhưng bị triệt tiêu nhiều bởi dầu mỡ, ổ trục bi bởi các linh kiện của Bố Chính đã khá hoàn hảo.

Nếu so sánh ra lực ma sát gây cản trở này chỉ bằng với thân mái chèo ma sát. Thành thuyền.

Cho nên chân vịt nằm hoàn toàn trong nước không hề lãng phí lực chính là lợi về công. Phản lực do nước tác dụng lên chân vịt so với một vòng xoay chèo là ít hơn. Do đó người chèo hệ thống chân vịt đỡ mệt hơn rất nhiều.

Vậy thì tại sao trên thế giới chưa từng thấy loại cấu trúc thuyền này.

Thực tế chân vịt hệ thống được phát kiến song song cùng máy hơi nước cho nên lúc ấy ai còn nghĩ đến việc tích hợp chân vịt với máy chạy bằng cơm. Cho nên không nhìn thấy là đúng.

Nhưng không phải hoàn toàn không có thiết kế tương tự. Ví như chiến hạm tống có các bánh quay dọc hai bên sườn người bên trong không chèo mà … đi bôn trong những vòng quay vậy.

Cũng là ý tưởng tương tự nhưng thô thô giản giản quá nhiều so với thuyền Bố Chính mà thôi.

Nhược điểm tốc độ của thuyền Carrack được thay đổi hoàn toàn trên các loại thuyền nhỏ hơn.

Vì không sợ mắc cạn, chân vịt tuy nhỏ nhưng thực tế diện tích chân vịt/ trọng lượng thuyền lại rất lớn. Nên đám này tốc độ kinh hoàng nếu đủ người quay máy.

Ví như chiến hạm nhỏ 15m có cùng trọng lượng. Với 16 tay chèo chia làm 8/8 hai bên không đọ lại tốc độ của thuyền chân vịt quay cơm 12 tay quay cùng trọng lượng. Xin không lấy thuyền rồng chuyên đua ra để so sánh vì khái niệm khác nhau, thuyền dua là thuyền siêu nhẹ không gian nhỏ hẹp các tay chèo ngồi sát nhau mà hoạt động, thứ này không đủ không gian lắp máy quay.

Có thể nói thuyền 15m đã cho ra sự chênh lệch giữa chèo và chân vịt với số lượng chân vịt chấp chèo hai người. Nhưng thuyền 8 m với 8 tay chèo tốc độ chân vịt còn thể hiện cao hơn nữa. Nhưng nhỏ hơn 8 m thì không bố trí nổi động cơ cơm.

Tại sao Bố Chính lại nhắm vào thuyền nhỏ mà chú ý?

Cuối cùng thi Đại Việt quá nhiều sông ngòi, thuyền Carrack cỡ 25m vẫn quá lớn cho nhiều sông, chỉ có thể tuần tiễu biển cùng đánh trên sông lớn. Cho nên thuyền nhỏ vẫn cần sản xuất.

Quan trọng là món thiết giáp nhẹ của Lý Thường Kiệt đã được nghiên cứu rất kỹ. Nếu bọc ngoài 5mm giáp thép cùng lớp gỗ chỉ cần gày 7-10 cm cũng phòng đạn khá ổn. Cho nên thuyền bé lúc này không thể đơn giản bị hạ bằng đạn pháo như vậy, do đó nó được phát triển là bình thường.

Chiến thuyền 8m 15m vẫn hoàn toàn có thể lắp pháo, nhất là 15m chiến hạm ngoài hoả pháo lớn ở mũi đuôi hoàn toàn có thể lắp pháo ngắn ở hai bên hông. Sức chiến đấu trên sông rất mạnh.

Nếu Ngô Khảo Ký ở đây hắn sẽ túm cổ đập cho đám này kỹ sư một trận ra trò. Tại sao không phát triển sớm loại này chiến hạm, nếu có thì Ngô Khảo Ký hắn đâu phải khổ sở vật lộn ở Biển Hồ Angkor?

Một loại thuyền chiến 15 m đủ đỉnh tầm 35-40 người tổng cả thuỷ thủ và thuyền chèo. Tất nhiên thuyền chân vịt ai cũng chèo được cho nên loại này không phân chia chèo thuyền cùng thuỷ thủ. Tức là đám này chi ba ca thay phiên nhau có thể chèo liên tục được mười tiếng một ngày mà không quá ảnh hưởng sức chiến đấu.

Đừng nhìn tàu 15m không đi biển tốt, thời hiện đại đầy tàu cá gỗ 15 m có thể đánh bắt rất xa bờ, thậm chí vươn qua cả Philipino cùng Indo để đánh bắt. Thời này lại càng thế, tàu chiến Khmer toàn 12-13 m vẫn vượt mấy ngàn km đánh Nghệ An. Cho nên tàu 15m của Bố Chính đi biển khỏe, nhất là bọn này linh hoạt dễ tìm nơi tránh bão. So khoản này tàu lớn không bằng rồi.

Cho nên lúc này vận chuyển thư từ thông tin từ Bố Chính với Thăng Long đều là thuyền 15m đảm nhận.

Lại nói đến thuyền 15m thì tư nhân các xưởng đóng tàu cũng đóng được theo đơn đặt hàng của chính phủ. Cho nên số lượng muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Tất nhiên chính phủ phải cung cấp gỗ tốt chuyên đóng chiến thuyền cho họ mới được, vì khoản gỗ tốt bị chinh phủ khống chế.

Lý Thường Kiệt gửi thư cho Lý Từ Huy báo về việc Lý Nhật Trung cưới vợ và giải thích rõ lợi hại trong đó tránh cho nàng biết tin lại khùng lên. Tiếp theo đó là hỏi về pháo cối tình hình Thăng Long có chế tạo được không để Bố Chính còn chuẩn bị viện trợ.

Lý Thường Kiệt hông biết được là ông hỏi thừa.



Lúc này Thăng Long một xưởng quân khí đã ầm ầm chế tạo súng cối, đạn nổ theo mô hình Ngô Khảo Ký gửi về từ tháng trước rồi.

Lại nói cái xưởng quân khí này là do Lý Từ Huy từ bốn tháng trước bắt đầu xây dựng. Tức là ngay khi nhập chủ Long Thành thì nàng đã cho xây dựng rồi.

Bố Chính lúc này không dùng sức gia xúc kéo động cơ, chế tạo rất bất tiện vận hành mệt mỏi. Bố Chính toàn dùng hệ thống thủy lợi sức nước cho độn cơ.

Dĩ nhiên Lý Từ Huy cũng làm điều này tương tự đối với Thăng Long.

Thăng Long có gì sông có thể tận dụng? dĩ nhiên là Sông Hồng. Nhưng xây đập xây kênh trên Sông Hồng đó là muốn chết. Hệ Thống đê ở dây chưa phải nhiều năm bồi đắp mà tốt như bây giờ. Nhà Lý cũng mới cải tạo được một phần mà thôi. Đào lung tung xây kênh mở đập là vỡ đê như chơi. Vỡ đê thì Thăng Long bơi trong nước cả.

Nhưng Thăng Long lại có một hệ thống kênh nước sẵn rồi.

Sông Tô Lịch.

Tô Lịch thời này không phải cái dòng sông đục ngàu rác thải dòng bị bít nghẽn chảy không được mà chờ chết kia đâu.

Tô Lịch thời này không quá sâu nhưng nước sông thông suốt lưu lượng nước rát nhiều. Nước từ Sông Hồng thông xuốt đổ vào Tô Lịch từ Thiên Phù ( phía Tây Hồ Tây, đoạn gần cầu Thăng Long). Người dân thời này không có kiểu thiếu đất lấn sông đổ đất cát xây nhà cửa đường xá lên bờ đê như vậy. Sông Tô Lịch khá lớn đoạn này có chỗ lên tới cả 150m.

Sau khi Sông Hồng nước đổ vào Tô Lịch đoạn Thiên Phù sẽ chia ra thành hai vòng cung một lớn một nhỏ vòng quanh từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Vòng cung nhỏ chảy qua Tây Hồ, thông luôn cả nước Tây Hồ đổ về Trấn Vũ Quán qua Quảng Đức tới Đền Bạch Mã rồi quay lại Sông Hồng. ( Nôm na là theo đường Thụy Khuê ngày nay nhưng bị Pháp nó lấp mẹ rồi). Vòng cung này nước rất lớn vì là vòng cung nhỏ chạy ngay cạnh Sông Hồng cuồn cuộn.

Đây chính là một cái mương thủy lợi thiên nhiên có sẵn không cần đào bới gì thích hợp Huy xây công xưởng rồi.

Chuyện nó bắt đầu là Huy Lấp sông Tô Lịch đoạn Bảo Khánh cổng (Trung Hòa ngày nay- đoạn này là vòng lớn sông Tô Lịch ngày nay vẫn thoi thóp).

Bà lấp sông san thành thì tài rồi. Nước sông tràn ra ngập úng hêt mịa đoạn phía trên gần 4km. May mà chỉ 4km vì ở đây có ngã rẽ vòng nhỏ vòng lớn Sông Tô Lịch, nước theo vòng nhỏ cuồn cuộn đổ vào Hồ Tây sau đó lại đổ ra sông hồng. Nên nhớ lúc này sông Tô Lịch nó cuồng chứ không lờ lờ lững lững nửa ngày không trôi như hiện nay.

Một pha đền lúa ruộng ngập úng cho dân đi vào lòng đất. Dân Thăng Long cũng không nghĩ mình được đền, nhưng không ngờ Thánh Mẫu lại đền rất hậu do vậy uy danh Lý Từ Huy càng mạnh.

Hoa Lư tiểu quý tộc vỗ ngực hứa xử lý, Lý Từ Huy vẫn nhớ kĩ, thế là thằng này mang theo lệnh Lý Từ Huy về Hoa Lư bắt người đi dân phu. Là dân bản địa hắn dễ lùng người lắm. Quý tộc đẩy bọn hắn ra làm dê thế tội giờ bị vặt lại. Thô thô giản giản hai vạn dân phu ở Hoa Lư bị bắt đi.

Nhưng Hoa Lư dân phu đến Thăng Long thì dân thăng long đã tự tụ tập dân phu tự nguyện khơi dòng xong rồi.

Dân Thăng Long rất đông phải trên triệu, muốn tụ tập dân phu rất dễ , chỉ cần được lòng người Thăng Long thì cái gì làm cũng dễ. Thứ này Lý Từ Huy lại nhất bá.

Cho nên 4 vạn dân phu Thăng Long dưới sự chỉ đạo khoa học và các biện pháp thi công tiến bộ nhạn chóng giải quyết chỗ sông lấp này.

Vấn đề là tự nhiên tụ tập được 6 vạn dân phu, giờ bỏ đi giải tán thì phí.

Lý Từ Huy muốn xây cung điện đã lệnh thuyền hàng Bố Chính chuyển rất nhiều ximang công cụ đến Thăng Long.

Thế nhưng đám dân phu này xây đê, đắp đập thì được, xây cung điện cần tỉ mẩn, mĩ thuật, cho bọn này xây thành cái chuồng gà khổng lồ mất.

Cho nên Huy mắt xoay tròn suy nghĩ suy nghĩ.

Ả chợt nhớ đến Công xưởng nhà máy. Vậy là sáu vạn người này được huy động đến nhánh bé của sông Tô Lịch … ngăn sông xây bờ làm kênh nước cho công xưởng.

6 vạn nhân công là con số Bố Chính chưa bao giờ dám nghĩ đến. Ở đây Thăng Long muốn là có, ho là thấy.

Đầu tiên cắm cọc đắp đất ngăn sông đoạn đầu vòng Tô Lịch nhỏ ép nước sông chảy ra vòng lớn Tô Lịch.

Tiếp theo là đóng cọc đắp đất đoạn trước khi đổ vào Tây Hồ để không cho nước ở Tây Hồ trào ngược công trình dài 2km này.

Vất vả nhất là bơm nước ra ngoài. May mà ở Bố Chính mấy năm nay toàn xây bến cảng, lại có cảng đóng tàu, thứ này đã phát triển.

Thật ra nói bơm nghe oai, bơm không nhanh bằng guồng xoay nước hình tròn đưa nước lên cao rồi chảy ra ngoài. Có rất nhiều guồng như vậy được thợ Thăng long làm ra, mỗi guồng đường kính 6m thôi vì sông Tô Lịch không quá sâu. Cái này sẽ dùng sức người, gia xúc đưa nước lên cao theo mương máng chảy qua đập tạm mà ra ngoài hai đầu.

Bơm hết nước là nạo vét sông, kè đá đổ ximang, xây các rãnh nước chảy qua các ụ tuabin máy.

Cho nên với sức lao động của 6 vạn người này, công trình lại không phải dạng hóc búa gì như Đập Sông cẩm thì hoàn thàng nhanh lắm và đưa vào sử dụng.



Hai Km chiều dài không biết có bao nhiêu ụ nước còn trống chờ lắp tuabin đâu.

Chỗ này đã được xây tường quây và trở thành khu quân sự hoá có tên Quân Khí Xưởng Thăng Long.

Người quản lý lại là thái giám thuộc hệ Đông Xưởng cũng là tai to máu mặt.

Nhân viên nơi này dĩ nhiên trải qua gắt gao thẩm vấn của Đông Xưởng, ma toé đá chiêu bài cũ rích vẫn ra sân. Tất nhiên không chỉ kiểm tra một lần, nhân viên nơi này sẽ được định kì tra hỏi nhẹ nhàng 1 năm hai lần.

Xưởng thành hình dĩ nhiên máy móc hạng nhẹ của Bố Chính nô nức nối đuôi nhau đến. Máy nghiền đá ximang tới 4 cỗ.

May mà nơi này con đường kênh dài 2km rộng cả thảy 100m cho nên nhiều không gian bố trí, nếu không cả đám hít bụi viêm phổi chết sạch.

Máy nghiềm đá ximang được quây làm khu kín cuối gió. Mà Thăng Long gió quẩn cuối gió mùa này là đầu gió mùa khác. Ô nhiễm không thế nào tránh.

Từ đây chính thức Thăng Long có một khu công nghiệp nhẹ, hiện đại. Năm lực sản xuất xi măng đã bằng ½ Bố Chính nhưng thuận lợi hơn nhiều vì nơi này gần mỏ than đá mà đá vôi Long Hưng lại không thiếu.

Cho nên pháo lớn rèn ép kiểu Bố Chính đập sông cẩm Thăng Long làm không được, búa máy ở đây chỉ có hạng trung hạng nhẹ tầm 1 tấn đến 3 tấn.

Nhưng chế pháo lớn không được nhưng pháo cối chấp một mắt, pháo 35 ly lại càng chơi được.

Cho nên lúc Lý Thường Kiệt gửi thư hỏi Thăng Long chế được Cối không thì Cối ở đây đã bắn thử ầm ầm và đang trên đóng gói chuẩn bị gửi phương Bắc.

Thậm chí vì lợi ích của quân khí xưởng quá lớn, quá hùng mạnh, ximang sắt thép lại mỗi ngày đều đặn sinh ra.

Các quan viên Đại Việt đề nghị , tha thiết đề nghị Lý Từ Huy tiếp tục xây dựng nốt đoạn còn lại của Sông Tô Lịch từ Hồ Tây qua Sông Hồng.

Không cần phải bố trí mày móc bí mật quân sự như Quân khí xưởng.

Nhiếp Chính cho bố trí xưởng cưa gỗ, máy nghiền thóc gạo, xưởng nghiền bột giấy v.v … không được sao? Lợi nước ích dân sao không làm.

Tấu sớ ầm ầm bay lên mặt bàn Lý Từ Huy.

“ Cắt, tưởng muốn xây dễ? Tám nhà máy xi măng ở Bố Chính hết công suất trong 3 tháng mới đủ công trình Xưởng Quân Khí”

“ Các ngươi nghĩ 4 cái máy nghiền đá này đủ cung cấp xi măng xây tận 8 dăm còn lại của sông Tô Lịch?”

“Xi măng xây Quân Khí Xưởng là xi măng bản cung dự tính xây điện ở Vương Phủ. Các ngươi nhìn Vương phủ của bản cung giống ổ chuột không? Giờ vẫn chưa động sửa đâu.”

Lý Từ Huy cáu.

Cáu nhưng vẫn phải làm.

Nàng đã nhìn ra lợi hại của Sông Tô Lịch , dễ xây dựng công trình hơn nhiều so với Bố Chính. Bố Chính muốn làm kênh còn phải khảo sát địa hình, còn phải đào kênh. Nhân lực luôn thiếu thốn.

Thăng Long có gì? có người, rất nhiều người, vơ đâu cũng thấy người, nhân tài lắm chỉ cần đào tạo có thể quản lý công trình.

Tô Lịch lại là một cái kênh thiên nhiên sẵn rộng lớn vô cùng sức nước cũng tốt, cho dù mùa khô hơi ít nhưng nói chung một năm nghỉ 2 tháng không thành vấn đề.

Nếu tận dụng hết và xây hết Sông Tô Lịch thì có đến 22 km vòng lớn. 6-7km vòng nhỏ, biết bao máy móc có thể hoạt động.

Tất nhiên phải xây từ từ, không thể một chốc một lát xây được.

Cho nên ximang cho công trình đập Vực Tròng Sông Ron không cần tiết kiệm. Cứ xây ở Tô Lịch đi, mở xi mang nhà máy thật nhiều ở đây thì có thể bù lại lượng xi măng cần xây ở Bố Chính.

Quyết định như vậy.

Lý Từ Huy vẫn ở nơi ở khá tồi tàn nhưng nàng quyết không chuyển vào Hoàng Cung.

Quần thần cảm động.

Nhiếp Chính Vương vì nghĩ con dân vì nghĩ quốc gia mà đặt mình phía sau không nề hà bản thân ở chỗ không được … đẹp lắm.

Hiện tại MOMO đang gặp 1 số lỗi, nếu sau 30p-1h nạp vẫn chưa có xu, các bạn vui lòng liên hệ fanpage, gởi ảnh chuyển tiền, copy mã giao dịch, copy username để kiểm tra và xử lí nhé!

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương